Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Ticker

6/recent/ticker-posts

Mẹ bị tắc tia sữa kèm sốt có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Tắc tia sữa kèm sốt nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm tuyến vú. Đừng chủ quan trước tình trạng này. Cách xử lý nhanh cho các mẹ khi bị tắc sữa kèm sốt là gì?



Trong thời gian cho con bú, vì nhiều lý do mà các bà mẹ Việt rất hay bị tắc sữa. Khi đó bầu sữa cứng lên, sữa chảy rỉ nhỏ giọt, mẹ thấy rất đau tức ngực và kèm theo sốt cao. Khắc phục kịp thời tình trạng này sẽ giúp mẹ thoát khỏi cảm giác đau nhức khó chịu, đồng thời kích thích tuyến sữa sản xuất ra lượng sữa dồi dào giàu dưỡng chất cho con.

Tại sao tắc sữa lại gây sốt cao?


Khi mẹ bị tắc sữa và bầu ngực sưng lên, các mạch máu sẽ giãn nở và đưa một lượng máu nhiều hơn đến bầu ngực. Đồng thời khi đó, các tế bào bạch cầu trong máu cũng được kích hoạt, chúng đi qua máu vào não, đến trung khu điều tiết nhiệt độ. Tại trung khu này, nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh nhằm thay đổi quá trình sinh và tỏa nhiệt, lượng nhiệt sinh ra sẽ lớn hơn lượng nhiệt mất đi khiến chúng ta bị sốt.

Tắc sữa ban đầu sẽ chỉ ở mức nhẹ, khoảng 37 độ C. Nhưng nếu sau đó mẹ vẫn không được chữa trị thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa và sốt cao lên đến 38 độ C hoặc hơn.

Tắc tuyến sữa kèm theo sốt có thể xảy ra từ những ngày đầu sau sinh, chúng ta gọi đó là tắc sữa non. Kể cả khi đã được chữa khỏi, tắc sữa sốt cũng vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào.Mẹ có thể bị tắc sữa non ngay sau khi sinh con



Tự nhiên mẹ tắc tia sữa kèm bị sốt có nguy hiểm không?


Biểu hiện sốt xuất hiện sau khi mẹ bị tắc tia sữa từ 2 – 3 ngày mà không được phát hiện. Ở mức độ này, tắc tia sữa vẫn còn nhẹ và nếu như áp dụng đúng phương pháp, mẹ có thể chữa khỏi một cách dễ dàng.

Triệu chứng sốt sẽ tiếp diễn cho đến khi mẹ khơi thông được dòng sữa. Trong hầu hết các trường hợp, tắc tia sữa và sốt cao không nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ mà chỉ khiến mẹ mệt mỏi, đau nhức bầu ngực, tuyến sữa tiết sữa rất ít hoặc ngừng tiết sữa.

Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài từ 1 tuần trở lên, nguy cơ bị viêm tuyến vú rất cao. 

Cẩn trọng khi bị tắc tia sữa kèm sốt rét


Nếu triệu chứng sốt là do tắc tia sữa gây nên, mẹ không cần quá lo lắng và vẫn có thể cho con bú bình thường. Lúc này mẹ cần các giải pháp nhanh chóng thông tắc tia sữa, tình trạng sốt sẽ giảm dần. Tuy nhiên khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa đi kèm với biểu hiện sốt do virus gây nên mẹ tuyệt đối không nên cho con bú. Virus có thể lây truyền qua sữa mẹ vào bé gây nguy hiểm khôn lường.

Hiện nay virus sốt xuất huyết đang lan tràn, khi mẹ có dấu hiệu sốt đừng nên chủ quan. Cho dù nó có đi kèm tắc tia sữa hay không mẹ cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm phòng trừ trường hợp đang bị sốt rét chứ không phải sốt do tắc tia sữa gây nên.
Các bước chữa khỏi tắc tia sữa kèm bị sốt nhanh chóng cho mẹ

Để khắc phục nhanh chóng tình trạng tắc tia sữa bị sốt, mẹ có thể được kê paracetamol, tuy nhiên nên hạn chế đến mức tối đa. Trong thực tế nếu mẹ phát hiện tắc sữa từ sớm và thực hiện theo các bước dưới đây thì không cần dùng đến thuốc Tân dược.

– Chườm nóng và massage bầu ngực: Mục đích để giúp bầu ngực mềm mại hơn, giảm sưng đau. Hơi nóng từ hành động chườm có tác dụng đánh tan sữa đông, nới rộng ống dẫn sữa.

– Vẫn tiếp tục cho con bú: Mẹ bị sốt vì tắc sữa vẫn có thể tiếp tục cho con bú bình thường, ngay cả khi lượng sữa ra ở đầu ti rất ít. Hành động bú mẹ của bé vừa có tác dụng kích thích tuyến vú sản xuất sữa, vừa góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc, ứ đọng sữa trong bầu ngực.

Trường hợp mẹ đã dùng paracetamol, vì lượng kháng sinh vào sữa rất ít nên mẹ vẫn nên cho con bú.

– Dùng máy hút sữa để hút toàn bộ lượng sữa dư thừa trong bầu ngực, không để sữa thừa sẽ làm tình trạng tắc tia sữa tồi tệ hơn. Sau khi hút sữa, dùng tay vắt nốt chỗ sữa còn lại chưa được hút hết.Nên dùng máy hút sữa và cho con bú đều đặn trong thời gian bị tắc tia sữa sốt

– Vệ sinh sạch sẽ đầu ti sau khi cho bé bú và hút sữa để sữa thừa không bít đầu ra của ống dẫn sữa.

Để phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa gây sốt quay trở lại, mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống đủ chất, uống đủ nước. Cho con bú đều đặn mỗi ngày, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên xoa bóp bầu ngực sẽ hạn chế đến mức tối đa hiện tượng ùn tắc, vón cục sữa. Các hoạt động nhẹ nhàng cũng rất cần thiết cho mẹ trong thời gian này.




LỜI KHUYÊN CHO MẸ:

Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa kèm sốt, nếu áp dụng các phương pháp trên không thành công, cục sữa tắc ngày một lớn mẹ nên nhanh chóng đến các bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Sau khi điều trị thành công mẹ cần phòng tránh tình trạng này lặp lại bằng cách cho bé bú thường xuyên.

Tuy nhiên, đa phần các mẹ khi từng bị tắc sữa đều rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa sau khi chữa trị tắc sữa xong. Để lấy lại nguồn sữa mẹ dạt dào mẹ đừng ngần ngại sử dụng các sản phẩm lợi sữa với nguồn gốc thảo dược. Viên uống lợi sữa Mabio là một gợi ý cho mẹ.
Mabio giúp tăng chất lượng sữa mẹ: sữa mẹ sẽ về dạt dào, thơm, mát, đặc sánh hơn.
Tăng số lượng sữa: Sữa về nhiều làm thông tuyến sữa sẽ hạn chế tối đa tình trạng tắc sữa trở lại.

Có thể mẹ chưa biết

Sữa mẹ chỉ có thể tiết ra nhiều hơn khi hàm lượng hoocmon Prolactin (hooc môn sản xuất sữa) trong cơ thể tăng lên và chất lượng sữa tăng lên chỉ khi cơ thể mẹ chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

➡ Nếu mẹ không thể ăn ngon, ngủ ngon, càng lo lắng vì không có sữa cho con. Hàm lượng Prolactin trong cơ thể càng giảm.

➡ Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ hoặc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa thì có ăn bao nhiêu chất lượng sữa mẹ cũng không được cải thiện.

Viên uống lợi sữa Mabio là giải pháp hoàn hảo để mẹ kéo sữa về hoàn toàn tự nhiên và an toàn nhất.

Với các trường hợp tắc sữa nhẹ (mới có những dấu hiệu đầu của tắc sữa) sau từ 4 – 6 ngày uống Mabio, các cục sữa đông của mẹ sẽ tan dần, bầu sữa trở nên mềm mại hơn, sữa cũng bắt đầu chảy dễ dàng hơn. Khi đó, triệu chứng sốt vì tắc sữa cũng sẽ biến mất, mẹ không cần dùng thêm loại thuốc hạ sốt nào khác.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét