Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Ticker

6/recent/ticker-posts

Trẻ sơ sinh hay vặn người sẽ khỏi ngay chỉ bằng 1 loại lá quen thuộc, rẻ như cho

Chứng vặn mình rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để khắc phục tình trạng này, nhiều mẹ đã mách nhau áp dụng cách chữa từ một loại nguyên liệu quen thuộc, rẻ tiền có ngay tại nhà.




Trẻ sơ sinh vặn người, rướn mình trong đêm thường khiến bố mẹ cảm thấy sốt ruột và lo lắng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, về lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bởi vì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh.

1. Vặn mình ở trẻ sơ sinh chỉ là tình trạng sinh lý bình thường

Một số người cho rằng bé sơ sinh có biểu hiện vặn mình, gồng người, đỏ mặt trong giấc ngủ đêm chứng tỏ con đang phát triển và lớn nhanh. Tuy nhiên, một số khác lại tỏ ra lo ngại vì lâu dài để trẻ vặn mình nhiều có thể làm biến dạng cột sống còn non nớt của bé.
Môt số nguyên nhân khiến trẻ vặn mình trong đêm đã được đưa ra:
– Thứ nhất, nguyên nhân có thể do các bé vẫn chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Khi còn trong bụng mẹ, môi trường trong tử cung chật hẹp, không đủ không gian để bé thoải mái, trong khi bên ngoài thì quá rộng rãi, thiếu cảm giác an toàn và khác biệt hoàn toàn. Chính vì thế, các bé có cảm giác bất an nên thường hay phản ứng bằng các động tác “khua chân múa tay” và vặn mình là cách mà mọi người vẫn thường gọi.
– Thứ hai, sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, trẻ sơ sinh bị thiếu canxi đột ngột. Sự thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến bé thường xuyên có biểu hiện rướn mình, gồng mình, quấy khóc và thức giấc giữa đêm.
– Thứ ba, trẻ vặn mình có thể do các bệnh lý như ngứa, nôn trớ,…
Về cơ bản, trẻ sơ sinh vặn mình chỉ là tình trạng sinh lý bình thường sau khi sinh được vài tuần. Biểu hiện trẻ vặn mình, đỏ mặt kéo dài chỉ trong vài phút. Ngoài những triệu chứng này, trẻ vẫn ăn ngon, tăng cân tốt thì không việc gì phải lo lắng. Nhưng nếu kèm theo đó là các biểu hiện khác như đổ mồ hôi, quấy khóc liên tục, thường xuyên mất ngủ, ăn uống khó khăn,… thì đây có thể là biểu hiện của chứng vặn mình bệnh lý. Thế nên, mẹ phải đưa bé đi khám sức khỏe để xác định chính xác nguyên nhân.

2. Bí quyết chữa chứng vặn mình trẻ sơ sinh hiệu quả từ lá trầu không


Nếu chứng vặn mình là dấu hiệu sinh lý bình thường, mẹ có thể giúp các bé khắc phục ngay tại nhà. Và chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không là cách được nhiều mẹ áp dụng nhất vì tính hiệu quả cao.
– Vì sao lá trầu không chữa được chứng vặn mình cho trẻ sơ sinh?
Sở dĩ các cụ tin tưởng vào các cách chữa dân gian vì cho rằng những loại lá này thuần tự nhiên, không thành phần hóa chất gây độc hại cho làn da non nớt của trẻ. Hơn nữa, lá trầu không vừa rẻ tiền lại dễ tìm, có nhiều công dụng chữa bệnh cho bé.
Trong 100g lá trầu không có khoảng 2,4% lượng tinh dầu. Lá trầu không có thành phần chính hoạt động như một chất kháng sinh mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn). Nhờ đó, lá trầu xanh có tác dụng kháng nấm, kháng bệnh hiệu quả.
Theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, trầu không là một trong những nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền nhưng lại chữa được nhiều chứng bệnh cho trẻ, trong đó có chứng hay vặn mình, quấy khóc giữa đêm.
– Cách chữa chứng vặn mình cho trẻ sơ sinh từ lá trầu không
Theo kinh nghiệm dân gian, khi nhà trẻ hay bị vặn mình, quấy khóc trong đêm, mẹ đem một ít lá trầu không hơ nóng và để ấm, sau đó đắp lên lưng của bé. Cách này vừa an toàn lại hiệu quả cao.
Ngoài đắp trên lưng, mẹ có thể hơ lá trầu không hoặc chà lấy xác lá, đắp lên các vị trí mông, đùi, trán hoặc tay chân đều có khả năng chữa được chứng vặn mình, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng các con quấy khóc đêm.
Lá trầu không còn có tác dụng giữ ấm cho da. Nếu muốn con không bị cảm lạnh, mẹ xát lá trầu đắp mỗi đêm cho bé sẽ giúp các bé ngon giấc và không bị giật mình.
Chữa chứng vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng thành công. Mặc dù được hầu hết các mẹ rỉ tai nhau về mức độ an toàn cũng như hiệu quả, tuy nhiên các mẹ phải cẩn trọng trong quá trình thực hiện. Nhiệt độ của lá trầu không khi đắp lên mình trẻ cần phải được kiểm tra trước vì nếu quá nóng nó có thể gây tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Lưu ý: Với các giải pháp dân gian, phải luôn nhớ hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Trẻ sơ sinh có làn da non nớt, mong manh nên càng cần có sự thận trọng cao khi quyết định các phương pháp dân gian chưa được kiểm định khoa học.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét